Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2018

Đau khớp đột ngột

Hình ảnh
Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể gây ra đau khớp đột ngột. Bình thường khớp được bôi trơn bởi dịch khớp và dịch này hoàn toàn vô khuẩn. Khi bị viêm khớp nhiễm khuẩn, có thể phát hiện được vi khuẩn trong dịch khớp. Vi khuẩn có thể lây lan từ một bộ phận viêm nhiễm nào đó trong cơ thể tới khớp.  Các triệu chứng điển hình của viêm khớp nhiễm khuẩn là đau khớp, sốt, lạnh run, khớp sưng, nóng, đỏ và cứng, đặc biệt đau khớp mỗi khi cử động. Viêm khớp nhiễm khuẩn thường xảy ra ở đầu gối, mắt cá chân, hông, vai, khuỷu tay và cổ tay. Người già và trẻ em là hai đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc phải bệnh này. Bệnh lupus ban đỏ Một nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới đau khớp đột ngột là bệnh lupus ban đỏ. Đây là một bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh, gây viêm và tổn thương trên khắp cơ thể. Lupus có thể ảnh hưởng tới khớp, da, mạch máu và một số cơ quan nội tạng khác. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm đau và sưng khớp, đau cơ, sốt, mệt m

Đứt dây chằng chéo trước

Hình ảnh
Dây chằng chéo trước là dây chằng trong gối giúp mâm chày không bị trượt ra trước khi chạy nhảy, leo cầu thang. Khi đứt dây chằng này, triệu chứng hay gặp là bệnh nhân bị mất vững hay “sụm” gối khi chạy, nhảy cao, nhảy xa hay nhảy lò cò trên chân đau, leo cầu thang. Có những trường hợp bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo trước vẫn có thể đi lại bình thường, không có triệu chứng sụm gối hoặc triệu chứng sụm gối chỉ xuất hiện khi đi nhanh và xoay người đột ngột. Điều này, dễ khiến người bệnh chủ quan cho rằng dây chằng không bị đứt chậm trễ trong chữa trị. Khi khám bệnh bác sĩ sẽ phát hiện dây chằng đứt bằng các nghiệm pháp khám Lachman và xoay gối. Đứt dây chằng chéo trước có 3 cấp độ: Độ 1 rách tối thiểu các thớ sợi dây chằng Độ 2 rách nhiều thớ sợi Độ 3 dây chằng bị đứt hoàn toàn Nếu bị tổn thương dây chằng chép trước ở độ 1 – 2, người bệnh có khả năng hồi phục cho nên có thể đi lại, chạy được. Độ 3 nếu yếu tố giữ vững khác còn khỏe người bệnh cũng có thể đi lại, chạy bộ bì

Phụ nữ hay bị thấp khớp

Hình ảnh
Hiện nay rất nhiều chị em trong độ tuổi mãn kinh, cũng như sau mãn kinh còn khá chủ quan với các biểu hiện về các bệnh liên quan tới thấp khớp hay loãng xương. Nguyên nhân phụ nữ bị thấp khớp là do từ tuổi ngoài 30, lượng xương của họ đã dần dần thoái hóa (mỗi năm giảm 0,25- 1%). Đến thời điểm trước và sau khi mãn kinh, do lượng estrogen giảm mạnh, nên tốc độ thoái hóa xương khá nhanh, mỗi năm giảm 1-5%. Trong khoảng thời gian 3-5 năm đầu sau khi mãn kinh, sự thoái hóa xương xảy ra nhanh nhất, với biểu hiện chủ yếu là hiện tượng xốp xương. Thêm vào đó là quá trình già hóa nên công năng của tế bào xương giảm, sự hấp thụ canxi và sự tổng hợp vitamin D kém đi… làm ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của xương, thoái hóa các sụn, sụn mỏng đi, không còn trơn, mất tính đàn hồi… nên gây ra các hiện tượng rạn nứt, các triệu chứng đau nhức, các khớp xương ở tay chân hay bị tê mỏi, sưng tấy xuất hiện. Chị em sẽ thấy khó khăn trong việc vận động, cảm giác đau đi kèm với sưng khớp và cứng khớp…

Nguyên nhân liệt dây thần kinh số 7

Hình ảnh
Theo y học cổ truyền bệnh là do tà khí phong hàn xâm phạm vào cơ thể, khiến sự lưu thông của kinh khí bị bế tắc, khí huyết không thông, kinh cân bị thiếu dinh dưỡng, từ đó gây bệnh. Hoặc có thể do sang chấn (chấn thương) làm cho huyết ứ trở kinh lạc, khí huyết không điều hòa, kinh cân thiếu dinh dưỡng không co lại được, gây ra bệnh Theo y học hiện đại, nếu là liệt thể trung ương thì nguyên nhân có thể là một trong các điều sau: Do bệnh lý: Như bệnh bệnh u não, u nền sọ, viêm màng não, biến chứng thần kinh của u vòm họng… Do chấn thương: Các chấn thương sọ não gây dập não, tụ máu não, chảy máu não… Nếu là liệt thể ngoại biên thì các nguyên nhân có thể là: Do bệnh lý: Các bệnh lý như tổn thương cầu não (u thần kinh đệm, u lao, di căn ung thư…), tổn thương trong xương đá (zona hạch gối, u trong xương đá, viêm tai xương chũm…), tổn thương dây thần kinh 7 ngoài sọ (u tuyến mang tai, viêm tai giữa, bệnh uốn ván, viêm dây thần kinh sọ não, nhiễm virut…) đều có thể là nguyên nh

Chữa đau dây thần kinh tọa bằng đông y

Hình ảnh
Đau dây thần kinh tọa hay đau dây thần kinh hông là những cơn đau xuất phát theo đường đi của dây thần kinh hông, bắt nguồn từ các rễ thần kinh vùng thắt lưng, kéo dài đến các ngón chân. Đau thần kinh tọa xảy ra khi rễ thần kinh của vùng này bị chèn ép hay tổn thương gây ra các cơn đau nhức khủng khiếp cho người bệnh. Một số bài thuốc nam trị đau dây thần kinh tọa Theo Y học cổ truyền, bệnh đau thần kinh tọa thuộc chứng tọa cốt phong. Để điều trị bệnh, người ta thường tùy thuộc vào trường hợp phong hàn kinh lạc, phong hàn thấp tý hay phong nhiệt mà có các bài thuốc chữa trị phù hợp. 1. Trường hợp đau thần kinh tọa do phong hàn kinh lạc Đau thần kinh tọa do trúng phong hàn kinh lạc thường có các biểu hiện như: • Đau từ thắt lưng lan xuống mông, phía sau đùi, chạy thẳng xuống cẳng chân khiến người bệnh đi lại khó khăn. • Người bệnh thấy lạnh, lưỡi trắng, mạch phù. Phương pháp chữa trị: sơ phong tán hàn, hành khí hoạt huyết. Bài thuốc chữa trị: Bài thuốc 1: Độc hoạt 12