Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2018

Nguyên nhân gây đau cột sống cuối

Hình ảnh
Nguyên nhân gây đau cột sống cuối có thể là do mắc các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm,… Các căn bệnh xương khớp sẽ làm phần đệm cột sống dồn ép nhau, cột sống sẽ bị tổn thương gây đau nhức. Tổn thương cơ lưng hay dây chằng sẽ xảy ra khi bạn thường xuyên làm các công việc quá sức, khuân vác vật nặng, vận động thể thao quá mức, vận động sai tư thế,…Tổn thương ở cơ lưng sẽ làm phần lưng và eo rất đau, cơn đau lây lan nhanh chóng đến các cơ xương khớp khác làm khó khăn trong di chuyển, thậm chí là bại liệt. Tuổi tác cao Tuổi càng cao thì các cơ quan lão hóa càng nhanh. Hàm lượng calcium giảm làm chất lượng xương giảm sút, xương xốp và giòn hơn. Thoát vị đĩa đệm Khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm, các nhân nhầy trào ra ảnh hưởng đến dây thần kinh cột sống là nguyên nhân gây đau cột sống cuối. Dây thần kinh tọa là cơ quan dễ vị ảnh hưởng nhất. Dây thần kinh tọa bị đau sẽ kéo theo cơn đau từ cột sống cuối xuống hông, đùi, cẳng chân,

Phụ nữ mang thai bị đau hông nên làm gì?

Hình ảnh
Cần phải làm gì phụ nữ mang thai bị đau dây thần kinh hông? Bạn đừng quá lo lắng về tình trạng bệnh này, bạn cũng không nên cúi hoặc gập dưới quá mức, không mang vác vật nặng, gây tổn thương vùng bụng, vùng hông…. Ngủ một giấc: cơn đau thường xuyên xuất hiện cuối ngày hoặc lúc chị em cảm thấy mệt mỏi, nên tăng cường nghỉ ngơi. Chị em có thể ngủ một giấc buổi trưa hoặc nghỉ ngơi khoảng 30 phút trước giờ cơm tối cũng giúp bạn tăng cường sức khỏe tổng quát, giảm thiểu những cơn đau cho cơ thể nói chung và cơn đau hông nói riêng. Dùng gạc ấm chườm: chị em có thể dùng gạc ấm chườm vào vùng lưng dưới bị đau hoặc tắm nước ấm. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể dùng đai nâng bụng bầu, nhằm giảm áp lực của bụng bầu lên hông Dùng gối kê: trong khi bà bầu nằm, hãy kê gối dưới khuỷu tay hoặc kẹp một chiếc gối nhỏ giữa hai đầu gối của bạn. Cách này làm giảm áp lực lên hông và tạm thời giảm cơn đau. Nguyên nhân đau dây thần kinh liên sườn  http://coxuongkhoppcc.com/dau-than-kinh-lien-suon.html

Viêm khớp cùng chậu

Hình ảnh
Khi bị viêm khớp cùng chậu, người bệnh thường xuyên cảm thấy bị đau ở vùng cột sống thắt lưng cùng, giữa hai mông, vùng chậu hông kèm theo teo cơ mông. Các cơn đau thường kéo dài dai dẳng, đau âm ỉ nhưng cũng có khi đau dữ dội gây khó khăn cho việc vận động và rất khó chịu. Cơn đau có thể lan xuống đùi, cẳng chân giống như đau dây thần kinh tọa.  Thường đau tăng khi đứng lâu, dạng chân, khi đứng dồn lực vào một bên chân, hoặc khi chạy leo cầu thang. Viêm khớp cùng chậu là một trong số các bệnh xương khớp gặp phải ở nhiều người. Bệnh thường gặp phải ở những người sau khi điều trị các bệnh tiêu hóa, bệnh đại tràng, tiết niệu. Viêm khớp cùng chậu gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và khả năng vận động của người bệnh, nhất là bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác nên thường không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các cơn đau xảy ra thường xuyên không chỉ gây khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến cho bệnh nhân bị mất ngủ, gây tâm trạng buồn rầu, lo lắng.

Viêm khuỷu tay vì chơi thể thao quá sức

Hình ảnh
Khuỷu tay là khớp nằm giữa hai xương lớn là xương cánh tay tay và xương cẳng tay, có chức năng gập duỗi và sấp ngửa cẳng tay. Khớp khuỷu có 3 vùng xương nhô ra, là nơi có các gân bám vào. Bên ngoài khớp khuỷu có mỏm trên lồi cầu ngoài, là nơi bám của nhóm cơ duỗi cổ tay và các ngón tay.  Bên trong khớp khuỷu có mỏm trên lồi cầu trong, là nơi bám của các nhóm cơ gập cổ tay và các ngón tay. Xung quanh khớp khuỷu là các dây chằng và bao khớp. Trong quá trình vận động cánh tay, chúng ta thường hay bị đau mỏi khuỷu tay, nhất là khi luyện tập thể thao quá sức. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tăng khi thực hiện các động tác xoay cẳng tay, gập duỗi ngón tay, nắm chặt tay… Tùy theo tình chất tổn thương mà bệnh nhân có các biểu hiện kèm theo. Đau mỏi khớp khuỷu tay xảy ra là do một số bệnh lý ở khớp khuỷu như viêm khớp, gout, vô hóa sụn khớp, thoái hóa khớp khuỷu tay hay do chấn thương viêm mỏm trên lồi cầu. Trong đó, đau mỏi khuỷu tay khi chơi thể thao thường là do viêm mỏm trên lồi cầu.