Điều trị thoái hóa khớp ngón tay tại nhà

Thoái hóa khớp ngón tay chiếm tỉ lệ 14% và đứng thứ 4 trong các bệnh lý về thoái hóa khớp phổ biến nhất hiện nay. Cũng như nhiều vị trí khớp khác trên cơ thể phải vận động thường xuyên như khớp háng, khớp gối, khớp cổ tay, khớp cổ chân, ngón tay cũng hoạt động nhiều nên khả năng bị thoái hóa khớp rất lớn. 

Những người làm công việc hoạt động tay liên tục mà không được thư giãn như thợ đánh máy tính, nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may, người nội trợ…thường bị thoái hóa khớp ngón tay sớm. Họ thường cảm thấy đau và sưng ở các đốt ngón tay và gặp khó khăn trong việc co, nắm và duỗi các ngón tay một cách tự nhiên. Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị hạn chế và mất khả năng vận động các ngón tay.

Cách điều trị thoái hóa khớp ngón tay tại nhà

Bên cạnh việc điều trị thoái hóa khớp ngón tay bằng phương pháp nội khoa kết hợp vật lý trị liệu để cải thiện các Triệu chứng thoái hóa khớp, bệnh nhân cũng cần chú ý chăm sóc và điều trị thoái hóa khớp ngón tay tại nhà theo các hướng dẫn sau

Chế độ ăn uống và sinh hoạt

Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả trái cây, các loại ngũ cốc, thịt cá, trứng, sữa, hải sản,thực phẩm giàu acid béo omega3 để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, nuôi dưỡng hệ xương khớp khỏe mạnh.
Bổ sung các hoạt chất giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp như Glucosamine, Chondroitin, Collagen tuýp II, MSM…

Hạn chế sử dụng các thức ăn nhiều chất béo, đường, muối, thức ăn nhanh, thức ăn chứa chất bảo quản, các chất kích thích có hại như bia, rượu, thuốc lá, cà phê…
Hạn chế cầm, nắm, mang xách hay vận động bàn tay quá nhiều để tránh bị đau nặng hơn.

Tránh làm việc quá sức, giảm cường độ làm việc với máy vi tính, nên có thời gian nghỉ ngơi thích hợp để các ngón tay, bàn tay được thư giãn, giảm đau và căng cơ.

Điều trị thoái hóa khớp ngón tay tại nhà
Điều trị thoái hóa khớp ngón tay tại nhà


Ngâm tay trong nước ấm

Mỗi ngày, người bệnh nên ngâm tay trong nước muối ấm với gừng từ 15-30 phút kết hợp massage các ngón tay, bàn tay để làm dịu cảm giác đau nhức khớp và ngăn ngừa thoái hóa khớp ngón tay tiến triển nặng hơn. Thời gian ngâm tay tốt nhất là vào buổi tối, khoảng 30 phút – 1 tiếng trước khi bạn đi ngủ

Luyện tập vận động khớp ngón tay, bàn tay

Ngoài việc tập vật lý trị liệu theo các bài tập phục hồi chức năng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu, người bệnh nên kiên trì luyện tập vận động khớp ngón tay, bàn tay tại nhà để hạn chế cứng khớp, giúp cải thiện vận động ngón tay, bàn tay với các động tác sau đây:

Tập khớp đốt tay:

Đặt một bàn tay ngửa lên bàn, bàn tay còn lại thì đặt lên bàn tay kia để cố định các ngón tay được duỗi thẳng, chừa ra 1 đốt của các ngón để co lên và duỗi thẳng. Thực hiện tương tự với lần lượt các đốt ngón tay còn lại. Đau nhức xương chân http://coxuongkhoppcc.com/lam-gi-khi-bi-dau-nhuc-xuong-chan.html

Tập khớp ngón tay:

Xòe bàn tay rồi chụm đầu ngón cái với lần lượt từng đầu ngón tay trên bàn tay, từ ngón trỏ đến ngón giữa, ngón áp út và cuối cùng là ngón út. Thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần với cả hai bàn tay.
Tập cơ bàn tay:

Cầm một quả bóng cao su hoặc bóng tennnis bóp nhiều lần. Thực hiện động tác này nhiều lần mỗi ngày để chống co cứng khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay.

►Xem thêm: Cơn đau đầu gối

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bao lâu thì hết bong gân ở cổ tay ?

Tìm hiểu về rách cơ